Kích thước ván ép chính xác theo tiêu chuẩn sản xuất

 

Cấu tạo từ các nguyên liệu tự nhiên kết hợp cùng một số chất kết dính chuyên dụng và được sản xuất bằng máy móc hiện đại theo quy trình nghiêm ngặt. Thành phần của ván ép thường là dăm gỗ, mùn cưa, sợi gỗ/bột gỗ,….Hiện nay trên thị trường phổ biến nhất là 3 loại ván ép: ván dăm, ván MDF và ván HDF.

1.1. Ván dăm (ván Okal)

 

Ván dăm (ván Okal)
Thành phần thường là các dăm gỗ nhỏ, vỏ bào, mùn cưa… hoặc bã mía, thân cây bông kết hợp cùng keo Urea Formaldehyde, nước và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…).
Sau khi sản xuất ván dăm, người ta thường phủ thêm các vật liệu như giấy trang trí nhúng keo Melamine, bề mặt Laminates, veneer, acrylic … lên bề mặt tấm ván để tạo nên sản phẩm có hoa văn, màu sắc đẹp mắt.

1.2. Ván MDF

 

Ván MDF
  • Là loại ván gỗ sợi mật độ trung bình.
  • Thành phần là sợi gỗ có độ ẩm nhỏ hơn 20% kết hợp thêm keo kết dính chuyên dụng, nước và một số thành phần phụ gia khác.
  • Bề mặt khá mềm mịn, phẳng nên có thể sử dụng trực tiếp mà không cần vật liệu phủ.
  • Ngoài ra tùy theo nhu cầu của khách hàng thì trong quá trình sản xuất một số chất phụ gia khác sẽ được thêm vào để ván có khả năng chống cháy, chống ẩm,…
 

1.3. Ván HDF

 

Ván HDF
  • Là loại ván gỗ sợi mật độ cao.
  • Thành phần của ván HDF cũng giống như ván MDF, tuy nhiên tỷ lệ bột gỗ nhiều hơn so với ván MDF.
  • Ngoài ra trong quá trình ép thì áp suất và nhiệt độ cũng cao hơn để tăng độ bền và chất lượng của ván HDF.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn ván MDF. Chất lượng và độ bền của ván HDF cũng tốt hơn ván MDF, ván dăm.

 

2. Tiêu chuẩn ván ép

Mỗi loại ván ép như ván dăm, ván MDF hay ván HDF đều sẽ có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau về tỷ lệ thành phần và nguyên liệu đầu vào.
 
Ván Dăm Ván MDF Ván HDF
Tỷ lệ thành phần
  • 80% nguyên liệu gỗ tự nhiên
  • 9-10% keo Urea Formaldehyde (UF)
  • 7 – 10% nước
  • Dưới 0,5% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…)
  • 75% nguyên liệu gỗ tự nhiên
  • 11 – 14% keo kết dính
  • 6 – 10% nước
  • Dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…)
  • 85% nguyên liệu gỗ tự nhiên
  • Keo kết dính, nước và các chất phụ gia
Nguyên liệu đầu vào Dăm, phoi vào, vụn gỗ, mùn cưa… đã được sàng lọc, phân loại và sấy khô để giữ độ ẩm phù hợp Sợi gỗ đã qua xử lý kỹ thuật để đảm bảo độ ẩm <20% và độ mịn phù hợp Bột gỗ có độ mịn và độ ẩm phù hợp
 
Tiêu chuẩn đầu ra:
 
Ván Dăm Ván MDF Ván HDF
Tỷ trọng trung bình: 650 – 750 kg/m3
 
Khổ ván: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm)
 
Độ dày: 17, 18, 25 (mm).
Tỷ trọng trung bình: 680 – 840 kg/m3
 
Khổ ván: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm)
 
Độ dày: 1, 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm)
Tỷ trọng trung bình: 800 – 1040 kg/m3
 
Khổ ván: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm)
 
Độ dày: 6-24 (mm)

 

3. Kích thước ván ép phổ biến

 

Trước đây ván ép được sản xuất phổ biến với kích thước 1200 x 2440 mm. Tuy nhiên sau này ván ép có nhiều kích thước đa dạng hơn để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng, từ việc thiết kế các sản phẩm nội thất tới thi công các công trình kiến trúc lớn, vừa và nhỏ.

3.1. Chiều dày

 

  • Tùy thuộc vào từng loại ván cũng như đặc tính của ván như ván chống cháy hay ván chống ẩm…
  • Ván dăm có độ dày khá đa dạng là 9mm, 12mm, 18mm, 25mm, 33mm,….
  • Ván MDF và ván HDF thì có thể được chia thành ván có độ dày thấp (2.5mm; 2.7mm; 3mm; 3.2mm; 3.6mm; 4mm; 4.5mm;….), ván có độ dày trung bình (12mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 20mm,….) và ván có độ dày cao (24mm, 25mm, 30mm, 32mm)

 

3.2. Chiều rộng

 
Chiều rộng của các loại ván ép khá đa dạng về kích thước thường là 1200mm, 1220mm, 1160mm, 1000mm hoặc cũng có thể lên tới 1830mm, 2000mm.
 

3.3. Chiều dài

Tương tự như chiều rộng thì kích thước chiều dài của các loại ván ép cũng rất đa dạng để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng cũng như đa số các không gian kiến trúc. Phổ biến nhất vẫn là các kích thước 2000mm, 2400mm, 2440mm.

4. Bảng kích thước ván ép đầy đủ

 

Loại ván Chiều dài Chiều rộng Độ dày
Ván Dăm 2000, 2400, 2440(mm) 1220, 1830(mm) 9, 12, 17, 18, 25(mm)
Ván MDF 2400, 2440 (mm) 220, 1830(mm) 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm)
Ván HDF 2400 (mm) 2000 (mm) Từ 6 – 24 (mm)

5. Lưu ý khi lựa chọn kích thước ván ép phù hợp

 

Tất cả các loại ván ép được sản xuất với nhiều kích thước về độ dày, chiều dài x chiều rộng. Để lựa chọn kích thước ván ép phù hợp, bạn hãy chú ý những điều sau đây:
 
  • Với mỗi kích thước, độ dày ván thì tỷ trọng ván sẽ khác nhau. Tỷ trọng ván cũng là một yếu tố quyết định tới chất lượng của ván ép.
  • Cần xem xét tới độ dày ván nếu sử dụng ván để sản xuất các đồ nội thất như kệ tv, kệ sách, tủ,….vì khả năng chịu lực của ván ép ở mức tương đối.
  • Lựa chọn loại ván phù hợp cho từng không gian kiến trúc cần thi công.
  • Đối với môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà bếp, bạn có thể sử dụng các loại ván chống ẩm để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
  • Làm đồ nội thất như bàn, tủ, giường… thường sử dụng ván dăm hoặc ván MDF, tùy thuộc vào kết cấu và đặc tính sử dụng.
  • Với các loại đồ nội thất, các loại ván phủ bề mặt melamine, laminates hay acrylic thường được sử dụng rộng rãi. Các bề mặt này vừa thể hiện được chất liệu vân gỗ sống động, hoặc sở hữu các màu đơn sắc ngọt ngào tạo nhiều cảm xúc cho người sử dụng.