Phân biệt ván PB , MFC , MDF, HDF VÀ Plywood

HDF High Density fiberboard: 

 

Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm HDF có kích thước 1200×2400, 2000mm x 2400mm… chúng có độ dày từ 6mm – 24mm

Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. 
Ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF
– HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF
– Độ cứng cao
– Không bị cong vênh, không bị co ngót như gỗ tự nhiên.
– Bề bặt phẳng nhẵn.
– Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.
– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên
– Thời gian gia công nhanh.
Ứng dụng gỗ HDF trong nội thất:

– Giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, và cửa ra vào.

– Do tính ổn định và mật độ gỗ mịn nên làm sàn gỗ rất tốt

– Nhờ đặc tính chống ẩm nên ván HDF lõi xanh chủ yếu dùng để đóng tủ bếp, kệ tivi để dưới sàn, tủ quần áo. Còn trong nội thất văn phòng, chúng được dùng để đóng bàn ghế làm việc, tủ đựng hồ sơ, kệ ngăn kéo các loại, cửa hdf cho các phòng chức năng, vách ngăn giữa các bàn làm việc…Mặc dù không thể so sánh với các dòng gỗ tự nhiên như tràm bông vàng, sồi, óc chó hay gỗ tần bì… thì sản phẩm gỗ HDF được xem là bước đột phá mang tính cách mạng trong công nghiệp sản xuất và xử lý gỗ.

– Cửa làm bằng chất liệu HDF đã thành chuẩn mực cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp và dân dụng ở các nước tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… và đặc biệt đã đang dần phát triển mạnh ở Việt Nam.

 

MDF Medium Density fiberboard – Gỗ ép

Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF
  – Không bị cong vênh, không bị co ngót như gỗ tự nhiên.
– Bề bặt phẳng nhẵn.
– Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.
– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên
– Thời gian gia công nhanh.

Ứng dụng gỗ công nghiệp MDF trong sản phẩm nội thất

Gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong nghành sản xuất nội thất nói chung và nội thất văn phòng nói riêng. Nó có khả năng thay thế gỗ tự nhiên với những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng để người ta dùng gỗ MDF để sản xuất sản phẩm nội thất. Do gỗ MDF có khả năng chịu nước kém nhưng đảm bảo không bị đàn hồi hay co ngót đồng thời với giá thành sản phẩm thấp và ván có khổ lớn đồng đều. Do vậy, gỗ MDF được sử dụng nhiều trong sản xuất bàn, giường ngủ, tủ quần áo, nội thất gia đình, nội thất văn phòng.

 

MDF chống ẩm có kết hợp với keo tạo cho ván có màu xanh đặc trưng.

 

PB Particle board – Ván gỗ dăm trơn

Là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)…

Ván dăm là nguyên liệu chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván dăm được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi.

Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thoả mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Ngày nay hầu như không sử dụng loại ván này trong nội thất nữa, chỉ dùng chủ yếu đóng thùng các kiện hàng hoặc patlet.

MFC Melamine Faced Chipboard – Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine

Dòng gỗ này cũng có thể coi là một nhánh của PB. Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo formaldehyde, tùy vào mức độ keo sử lí và thành phần nhà sản xuất sẽ cho ra tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng E0, E1, E2.., Các dăm gỗ sẽ ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ.

Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước. Bề mặt ván có thể phủ Melamine, laminate, veneer hoặc sơn theo sở thích. Đối với sản phẩm này phải dùng chỉ nhựa PVC để dán cạnh bảo vệ sản phẩm

PW : Plywood : Gỗ ván ép

Đặc điểm của gỗ công nghiệp Plywood – ván ép – gỗ dán:

– Có tính bền, độ sáng, độ cứng.
– Tính chịu lực kéo.
– Tính ổn định vật lý chống lại trạng thái cong vênh, co rút, vặn xoắn của 
gỗ tự nhiên

Gỗ ván ép này là vật liệu cực kì tốt, dang dần thay thế cho gỗ tự nhiên cạn kiệt, ván vẫn đảm bảo tính chất của gỗ tự nhiên nhưng lại có khả năng chống cong vênh của gỗ công nghiệp.