Các lệnh G-Code và M-Code thường dùng

I. G-Code là gì?

G-Code là tên gọi của một ngôn ngữ lập trình ứng dụng trong điều khiển số (còn gọi là NC hoặc Numerical Control). G-Code thường được sử dụng trong tự động hóa, tự động với sự trợ giúp của máy tính (còn gọi là CAE hay Computer Aided Engineering). Đôi khi G-Code còn được gọi là ngôn ngữ lập trình G.
Cơ bản, G-Code là một ngôn ngữ lập trình mà thông qua các công cụ, thiết bị nó có thể thông báo và ra lệnh cho các thiết bị (ở đây là máy CNC của chúng ta) biết phải di chuyển thế nào, với tốc độ bao nhiêu, tắt/mở thiết bị gì, quỹ đạo di chuyển thế nào v.v… Phổ biến nhất ở đây ứng dụng trong CNC của chúng ta là điều khiển sự di chuyển trục chính hoặc phôi hoặc cả hai với mục đích cắt đi những phần dư thừa nhằm mục đích tạo ra một sản phẩm có hình thể như yêu cầu.
G-Code có 02 nhóm lệnh chính là nhóm lệnh G & lệnh M.

Nhóm lệnh G
– Là lệnh quy định sự dịnh chuyển (Geometric Function).
– Là lệnh quy định chế độ làm việc của máy
– Lệnh G được mã hóa từ G00 cho đến G99, mỗi lệnh có các chức năng và yêu cầu riêng.

Nhóm lệnh M.
– Là lệnh quy định các chức năng phụ như bắt đầu, dừng, kết thúc, tắt mở một vài chức năng khác như bơm nước, trục chính v.v…
– Lệnh M được mã hóa từ M00 cho đến M99, mỗi lệnh có các chức năng và yêu cầu riêng.
– Với Mach3 còn cho phép chúng ta mở rộng thêm rất nhiều lệnh M khác. Mỗi lệnh M tạo thêm trong Mach3 là một tập lệnh VB (còn được gọi là macro).

Tham số.
Kèm theo lệnh G hoặc M là các tham số. Các tham số này quy định cho máy biết các giá trị đi kèm liền kề sau đó dùng cho mục đích gì?, các khoảng cách cần phải di chuyển hoặc điều khiển một thiết bị nào đó. Đây là vài tham số thông dụng & thường gặp:
– X, Y, Z, A, B, C là tọa độ theo các trục.
– I, J, K là tọa độ tâm cung tròn theo các trục tương ứng là X, Y, Z
– F (feedrate) là tốc độ hay lượng chạy dao.
– S (speed) là tốc độ phay của trục chính.
– T số thứ tự dao.

 

II. Các mã lệnh

MÃ LỆNH G CODE (TIÊU CHUẨN) MÃ LỆNH M CODE
G00- Chạy dao nhanh với tốc độ lớn nhất của bàn máy. M00- Tạm dừng chương trình
G01- Gia công theo đường thẳng. M01- Tạm dừng chương trình có lựa chọn
G02-Gia công theo cung tròn thuận chiều kim đồng hồ. M02,M30- kết thúc chương trình, quay lại đầu chương trình
G03- Gia công theo cung tròn ngược  chiều kim đồng hồ. M03- Trục chính quay thuận
G04- Tạm dừng chương trình theo thời gian. M04- Trục chính quay ngược
G05- Ngừng chính xác. M05- Dừng quay trục chính
G10- Thiết lập giá trị OFF-SET. M08-Bật tước nguội
G20- Đơn vị chương trình “inch”. M09- Tắt tưới nguội
G21- Đơn vị chương trình “mm”. M10- Đóng thủy lực với máy tiện là chấu cặp( máy FEELLER  hệ fanuc series oi-MD)
G22- Đóng cực hạn hành trình dao. M11-Mở thủy lực máy tiện là chấu cặp ( máy FEELLER  hệ fanuc series oi-MD)
G23- Tắt cực hạn hành trình dao. M12-Đóng thủy lực máy tiện là chấu cặp ( GSK 945, STK T200… )
G27- Kiểm tra điểm gốc( tham khảo). M13-Mở thủy lực máy tiện là chấu cặp( GSK 945, STK T200… ) ( Đối với máy Feeler hệ fanuc series -oi MD  thì M12 và M13 là lệnh đóng mở thủy lực của ụ động )
G28-Quay về điểm gốc.
G29- Quay trở lại từ điểm gốc.
G30- Quay trở về điểm gốc thứ 2.
G31- Ngừng gia công. M32- Bật động cơ bơm dầu
G32&G34- Gia công ren theo đường thẳng. M33- Tắt động cơ bơm dầu
G36- Tự động bù dao cho trục X. M97- Đếm số chi tiết
G37- Tự động bù dao cho trục Z. M98- Gọi chương trình phụ
G40-Bỏ bù bán kính mũi dao. M99- Kết thúc chương trình phụ, tiếp tục gia công theo chương trình chính
G41-Bù trái bán kính mũi dao.
G42- Bù phải bán kính mũi dao.
G50- Đặt điểm gốc 0 của chương trình.
G65- Gọi chương trình đơn Macro( máy CNC hệ Fanuc). MÃ LỆNH G CODE B
G66-Gọi chương trình mẫu Macro. G15- Xóa chỉ lệnh tọa độ cực
G67- Bỏ gọi chương trình Macro. G16- Chỉ lệnh tọa độ cực
G68-Lệnh đối xứng( hoặc quay tọa độ). G17- Chọn mặt phẳng gia công  là XY
G69-Bỏ lệnh đối xứng G18- Chọn mặt phẳng gia công là XZ
G70- Chu kỳ tiện tinh G19- Chọn mặt phẳng gia công là YZ
G71- Tiện thô dọc trục G43- Bù dương chiền dài dao
G72- Tiện thô hướng kính G44- Bù âm chiều dài dao
G73-Lặp theo đường Contour G49- Bỏ bù chiều dài dao
G74- Khoan theo trục Z G50- Bỏ lệnh phóng to thu nhỏ
G75- Tiện rãnh, cắt đứt G51 – Lệnh phóng to thu nhỏ
G76- Bàn ren , tiện ren G54 …G59: Chọn tọa độ gia công( gốc của chương trình máy phay center)
G90- Chu kỳ cắt dọc trục G73,G74,G76,G80..G89- Gia công khoan ,khoét,ta rô tuần hoàn cố định
G92- chu kỳ tiện ren G90- Chỉ lệnh tuyệt đối
G94- Chu kỳ cắt hướng kính G91- Chỉ lệnh tương đối (tăng lượng)
G96-Điều khiển tốc độ gia công không đổi G94- lượng tiến dao theo mm/ phút
G97- Bỏ điều khiển tốc độ gia công không đổi G95- Lượng tiến dao theo mm/ vòng
G98- Tốc độ gia công tính theo phút G98- Quay lại điểm đầu chương trình gia công
G99- Tốc độ gia công tính theo vòng G99-Quay lại điểm R chương trình gia công

III- Hướng dẫn lập trình (cơ bản)

1. Hướng dẫn các câu lệnh cơ bản:

G00 X Z: chạy nhanh đến điểm X,Z

G01 X Z F: nội suy đường thẳng với bước tiến F

G02,G03 X Z R F: nội suy cung tròn tới điểm X,Z với bán kính R bước tiến F,

2. Ví Dụ:

Gia công cung tròn ta có thể sử dụng lệnh bù bán kính mũi dao như sau:

Gia công lỗ cung tròn( hàng chế thử sap lơ)

Dùng G42 : câu lệnh như sau

G42 R :tr ong đó R là bán kính mũi dao trong offset

G02 X Z R F. trong trường hợp cung tròn là đối xứng có thể bỏ qua X

chỉ cần viết : G02 Z(W) R F; R là bán kính cung tròn:

ngoài ra có thể sử dụng câu lệnh nội suy cung tròn như sau:

G02 X Z I K F:

Trong đó X,Z là tọa độ điểm tới,

I,K là tọa độ tâm cung tròn tính tù điểm bắt đầu

F là bước tiến